Pilates – một bộ môn tập luyện mới nổi trong những năm gần đây nhưng lại khiến cho giới trẻ say mê. Phong trào tập pilates không hề thua kém gì các bộ môn khác như yoga, zumba, gym… Hình thức tập luyện của pilates với yoga hay gym cũng có những nét tương đồng nên rất dễ khiến cho nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được các bộ môn này. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, các loại hình tập luyện, dụng cụ…của bộ môn này nhé!
PILATES LÀ GÌ?
Pilates là một hình thức tập luyện bằng sự kết hợp giữa cơ thể và ý thức để nâng cao sức mạnh, tính linh hoạt cho các khớp và các nhóm cơ bao quanh khớp. Từ đó giúp bạn tăng khả năng cảm nhận cơ bắp, tăng sự tập trung trong quá trình tập luyện.
Sự ổn định của cơ thể thông qua việc tập luyện và tác động vào cơ là yếu tố quan trọng nhất của việc tập luyện Pilates vì nó quyết định cách cơ thể di chuyển, không chỉ trong phòng tập hay phòng tập thể dục mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Sau một quá trình tập luyện, bạn sở hữu cơ thể vừa khỏe vừa linh hoạt.
Kỹ thuật Pilates cũng ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Tức người tập chú trọng vào chiều sâu của động tác, tập trung vào hơi thở, cảm nhận sự thay đổi của cơ thể thay vì tập nhiều liên tục để tiêu tốn lượng lớn calo.
NGUỒN GỐC CỦA BỘ MÔN PILATES
Pilates xuất hiện từ những năm 1900, được tạo ra bởi Joseph Pilates, một vận động viên và huấn luyện viên thể chất. Có thể thấy rằng, lịch sử ra đời của pilates không thua kém gì các bộ môn khác. Pilates sử dụng khoảng 50 bài tập khác nhau để vận động cơ bắp, tăng cường sức bền và cải thiện khả năng giữ thăng bằng, tư thế và tính linh hoạt của cơ thể.
Joseph Hubertus Pilates – người sáng lập bộ môn này thường xuyên bị bệnh hen suyễn và các bệnh khác liên quan đến thể chất từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, thay vì cam chịu, ông đã quyết tâm tăng cường vận động cơ thể bắt đầu học yoga, thiền, võ thuật .
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông đang làm nhân viên trật tự tại một bệnh viện trên Đảo Man và phát triển một chương trình phục hồi chức năng cho những người lính không thể cứu thương. Bằng bài tập đơn giản từ chiếc lò xo gắn vào giường bệnh mà những bệnh nhân của ông đang làm việc cùng đang hồi phục nhanh hơn.
Joseph Pilates đã dành vài năm tiếp theo để phát triển phương pháp Pilates và đưa nó đến Hoa Kỳ vào năm 1923. Đến những năm 1960, Phương pháp Pilates đã trở nên phổ biến trong giới vũ công ở New York trước khi đến Hollywood vào những năm 1970. Pilates được nhiều người ủng hộ, đặc biệt là các vũ công bởi mang lại lợi ích to lớn đối với những người có nhu cầu cải thiện tư thế, bao gồm cả tư thế khi nghỉ ngơi, di chuyển và làm việc.
Pilates bùng nổ trở thành xu hướng tập luyện phổ biến trong những năm 2000. Phương pháp này hiện đã được phổ biến rộng rãi tại các phòng tập lớn nhỏ hay các đơn vị, ứng dụng cung cấp các bài tập thể thao trực tuyến.
Tại Việt Nam, Pilates mới nổi trong thời gian 4-5 năm trở lại đây bằng sự giao lưu giữa các luồng văn hóa trên thế giới. Một phần không thể thiếu để bộ môn pilates ngày càng trở nên phổ biến và khiến nhiều người mê đắm chính là sức ảnh hưởng to lớn của những người nổi tiếng cũng đang tập luyện bộ môn này.
CÁC LOẠI HÌNH PILATES
Pilates có nhiều loại hình tập luyện khác nhau nhưng đều mang đến mục tiêu cuối cùng chính là sức khỏe và vóc dáng của người tập. Cho dù bạn chọn hình thức Pilates nào thì vẫn cần nắm giữ các nguyên tắc cơ bản, đó là: thở, tập trung và kiểm soát cơ thể. Sự khác biệt chỉ nằm ở cách chúng được thực hiện và lợi ích sức khỏe mà từng hình thức mang lại.
Classic Pilates
Classic Pilates là những kỹ thuật tập luyện “nguyên thủy” nhất được sáng tạo ra vào những năm 1920. Classic Pilates kết hợp giữa tập luyện trên thảm và tập với máy. “Nguyên thủy” nhưng không đồng nghĩa kỹ thuật tập luyện đơn giản, nó hơi phức tạp vì sử dụng hầu hết các bộ phận và cơ bắp trên toàn bộ cơ thể. Tuy loại dạng bài tập này lại giúp rèn luyện các cơ bắp, từ đó giúp tăng cường sức khỏe cốt lõi của cơ thể.
Mat Pilates
Pilates tập với thảm là một hình thức tập luyện khá phổ biến hiện nay và khiến cho nhiều người nhầm lẫn bộ môn này với yoga. Kỹ thuật tập luyện trên thảm tương đối dễ dàng. Bạn chỉ cần một tấm thảm là có thể bắt đầu tập Mat Pilates. Vì đây cũng là hình thức tập cơ bản nhất nên tất cả những người tập Pilates sẽ đều trải qua hình thức tập luyện này, sau đó mới chuyển sang các hình thức Pilates khác.
Contemporary Pilates – Pilates đương đại
Pilates đương đại là sự kết hợp hài hòa của hình thức Pilates nguyên thủy ban đầu được tạo ra bởi người sáng lập Joseph Pilates cùng một số biến thể khác đã được hiện đại hóa bằng cách điều chỉnh các bài tập để phù hợp với nghiên cứu của khoa học hiện đại, có thể sử dụng bài tập với mục tiêu phục hồi chức năng. Các bài tập có thể biến đổi theo sự sáng tạo của người hướng dẫn nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc của bộ môn này.
Reformer Pilates
Hình thức Pilates này khá thách thức và khó khăn hơn nhiều so với hình thức tập Pilates trên thảm. Các bài tập Reformer Pilates chủ yếu sử dụng máy và đặc biệt cần sự hướng dẫn đúng đắn của huấn luyện viên để đảm bảo đúng kỹ thuật, tránh những chấn thương.
Clinical Pilates – Pilates lâm sàng
Đây là loại hình pilates có chuyên môn cao, tính khoa học được ứng dụng để thực hiện vật lý trị liệu. Người tập cần có sự chẩn đoán, định hướng và hướng dẫn của bác sỹ có chuyên môn về vật lý trị liệu. Clinical Pilates kết hợp giữa tập luyện trên thảm với một số dụng cụ bổ trợ. Pilates vật lý trị liệu tập trung vào việc giúp các cơ ổn định và cải thiện tình trạng đau thắt lưng.
DỤNG CỤ TẬP PILATES
Pilates thường được chia thành hai loại: bài tập sử dụng thảm và bài tập sử dụng thiết bị tập luyện. Thiết bị tập luyện Pilates cũng được phân loại theo kích thước và liệu nó có thể được sử dụng ở studio hay ở nhà.
Trong phòng tập Pilates, thiết bị tập luyện có kích thước không hề thua kém gì thiết bị phòng gym. Một số loại thiết bị sử dụng ròng rọc có thêm lực cản từ trọng lượng cơ thể của người tham gia với các lò xo có mức chia độ. Ngoài ra, cũng có những thiết bị có kích thước nhỏ khác rất cần thiết để hỗ trợ quá trình tập luyện.
Thảm tập
Thảm tập là loại dụng cụ đơn giản, phổ biến và gần như bắt buộc phải có đối với những người tập pilates. Rất nhiều động tác Pilates yêu cầu phải nằm, bò, trườn trên mặt sàn. Thảm tập làm bằng chất liệu cao su hoặc mút xốp sẽ giúp bạn xua tan những cảm giác khó chịu. Hỗ trợ thực hiện đúng động tác và đúng số lượng, mang đến hiệu quả cao hơn.
Dây cao su
Trong các bài tập Pilates, có những tập chuyên về cơ bắp với mục tiêu phát triển tuy nhiên, cơ không thể tự hiện nên cần có sự hỗ trợ từ dụng cụ tập. Trong đó, dây cao su có khả năng co dãn và tạo ra lực cản, giúp các cơ phải vận động nhiều hơn, tăng cường và sức mạnh, đặc biệt là tác động sâu đến các nhóm cơ như bắp tay, hông, đùi. Vì vậy, dây cao su kháng lực không thể thiếu nếu như bạn lựa chọn tập pilates.
Bóng cao su
Tập cân bằng không thể thiếu trong pilates. Khả năng cân bằng là yếu tố quan trọng không kém sức bền và tính dẻo dai của cơ thể. Với các động tác tập cùng bóng cao su sẽ rất hữu ích nhất cho việc tập luyện khả năng cân bằng. Một số động tác, bóng cao su cũng dùng để thay tạ như động tác kẹp bóng vào chân gập bụng dưới.
Máy tập pilates
Pilates máy là việc thực hiện các động tác trên thiết bị chuyên dụng. Máy tập Pilates là một thiết bị hỗ trợ luyện tập, được thiết kế bởi chính người sáng lập ra bộ môn này với mục tiêu tối ưu từng kỹ thuật tập trở nên hiệu quả hơn. Máy tập Pilates có cấu tạo cơ bản gồm khung đỡ, bánh trượt, bệ trượt phẳng nằm trên giá đỡ như mặt giường. Bánh xe có vai trò đưa khung đỡ di chuyển theo động tác của bạn.
Ngoài ra, còn có máy tập Cadilac thực hiện động tác từ đơn giản tới phức tạp, vừa đẹp mắt mà vừa đem lại hiệu quả cao, đồng thời cân bằng lại cấu trúc cơ bắp, giúp cơ thể săn chắc và linh hoạt hơn.
TẬP PILATES Ở ĐÂU?
Có thể tập Pilates ở đâu là câu hỏi mà nhiều người đặt ra để tìm cho mình chỗ tập luyện phù hợp nhất. Ở nhà hoặc đến phòng tập đều có thể thực hiện các bài tập pilates. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao và tránh mắc phải các sai lầm trong quá trình tập luyện thì bạn nên tham gia các khóa học Pilates tại trung tâm Pilates House, để có có huấn luyện viên chuyên nghiệp hướng dẫn. Đặc biệt, đối với những người tập luyện với mục đích phục hồi chức năng càng cần có sự hướng dẫn của người chuyên môn tốt.
Trả lời